Nguyên Nhân Tróc Tường Và Cách Xử Lý

Nguyên nhân tóc tường và cách xử lý

Lớp sơn tường vừa có tác dụng bảo vệ vừa tạo thẩm mỹ cho bề mặt tường. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng do nhiều yếu tố khác nhau mà bề mặt tường bị xuống cấp như bong tróc gây ra sự khó chịu cho chủ nhà. Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp chủ nhà chủ động hơn trong việc khắc phực sự cố.

1. Nguyên nhân tường bị bong tróc

1.1. Chịu tác động của các ngoại lực

 Mặc dù được xem là một lớp áo bảo vệ bề mặt tường nhưng độ dày của màn sơn chỉ được tính bằng um, nó có tác dụng ngăn chặn sự thâm nhập của độ ẩm vào bên trong bề mặt bê tông hơn là những va chạm với ngoại lực bên ngoài. Do đó, các vật sắc nhọn hoặc cũng đều có khả năng gây hư hại đến màn sơn trong quá trình sinh hoạt.

1.2. Do độ ẩm

Một nguyên nhân phổ biến của bong tróc tường là do nấm mốc và vi khuẩn phát sinh khiến cho màn son không thể bám dính vào bề mặt bê tông. Điều này là do độ ẩm trong tường quá cao và xảy ra trong thời gian dài. Tình trạng ẩm tường có thể do 2 nguyên nhân chính:

Quá trình thi công không đảm bảo độ ẩm. Tường bê tông hoàn thiện cần có khoản thời gian nhất định để hơi nước bốc hơi đến độ ẩm có thể thi công sơn nước đạt chuẩn. Thông thường độ ẩm được khuyến khích là 16% theo máy đo độ ẩm hoặc sau 18 – 28 ngày (tùy điều kiện thời tiết) sau khi tường bê tông hoàn thiện là có thể thi công sơn nước.

Hơi nước thâm nhập vào tường trong quá trình sử dụng. Tại các vị trí tường thường xuyên tiếp xúc với hơi nước như nhà vệ sinh, các vị trí đường ống nước hoặc ổng nước thải đi qua... Có khả năng bị ẩm mốc rất cao. Hoặc các khu vực thời tiết mưa nhiều khiến cho bề mặt tường bên ngoài bị thấm nước dẫn đến hơi nước thâm nhập sâu vào bên trong tường tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, màn sơn lúc này sẽ bị phồng rộp dần và bong tróc ra khỏi bề mặt tường.

1.3. Bề mặt không được làm sạch trong quá trình thi công

Bất kể là thi công bề mặt tường mới hay cũ thì vấn đề làm sạch bề mặt tường là rất cần thiết. Bề mặt tường bị bụi bẩn hoặc và các tạp chất trong sữa sẽ khiến cho màn son mất đi độ liên kết với tường. Lâu dần màn sơn sẽ dễ bị phồng rộp và bong tróc hơn. Trường hợp này các bề mặt tường cũ sơn lại thường gặp phải, cần phải cạo bỏ các lớp sơn cũ, chà nhám và làm sạch thật kỹ trước khi thi công để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nếu cần thiết có thể trét lại một lớp bột trét trước khi sơn.

1.4. Sử dụng bột trét không tốt

Bột trét tường được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi nó có thể che khuất đi những khuyết điểm mà lớp vữa bê tông để lại, đồng thời bột trét cũng giúp cho màn sơn bám dính và lên màu tốt hơn. Do là lớp trung gian giữa tường và màn sơn nên nếu sử dụng bột trét không tốt, lâu dần lớp bột trét này sẽ tróc ra cùng với màn sơn.

1.5. Sử dụng sơn giả hoặc kém chất lượng

Việc lựa chọn loại sơn và đại lý phân phối uy tín là khá đau đầu đối với nhiều chủ nhà. Sự xuất hiện của quá nhiều thương hiệu sơn nhái kém chất lượng và cả sơn giả đã khiến cho nhiều công trình bị xuống cấp trầm trọng chỉ thời gian ngắn sau khi đưa vào sử dụng.

Từ các thương hiệu sơn cao cấp chính hàng có trụ sở ở nước ngoài như: Jotun, Dulux, Nippon, Toa... hoặc các thương hiệu trong nước uy tín như: Kova, Bewin, Dura... đều có những công thức, cách thức quản lý, lưu trữ và sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng đã khẳng định uy tín trên thị trường. Việc áp dụng công nghệ và nguyên vật liệu cao cấp vào thành phần son giúp cho tuổi thọ màn son kéo dài theo thời gian.

Trong khi đó, các loại sơn nhái hoàn toàn không đi theo hướng chất lượng, các cơ sở không được cấp phép tự pha chế ra các loại sơn không có nguồn gốc từ các loại hóa chất gây hại với mục đích cạnh tranh không lành mạnh với các loại sơn chất lượng cao Có giá thành cao hơn. Đều này không những tác động xấu đến chất lượng công trình xây dựng mà còn gây hại đến sức khỏe của người thi công lẫn người sử dụng.

2. Cách xử lý tường bong tróc

Bước 1: Loại bỏ lớp sơn cũ Dùng dao rọc giấy hay bay trát tường để loại bỏ hẳn lớp sơn bị bong tróc. Lưu ý không nắm màn son kéo vì một số loại

sơn có hàm lượng arcrylic cao khiến cho màn sơn dẻo nên sẽ làm bong tróc một mảng tường lớn hơn so với mảng tường phồng rộp.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt

Dùng giấy nhám hoặc máy chf nhám chà sạch khu vực tường bị bong tróc để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc và vi khuẩn. Sau đó đùng chổi quét sạch bịu trên bề mặt

Bước 3: Sơn lại

Sơn một lớp sơn lót lên tường để đảm bảo màu sơn cũ và mới được đồng nhất. Đợi khoản 2 tiếng để lớp sơn lót khô, sau đó sơn 2 – 3 lớp sơn phủ màu.

Nếu mảng tường bị hư hại quá lớn, sau khi hoàn thành bước 1 và 2, trét một lớp bột trét mới rồi tiến hành sơn lại mảng tường.

3. Những lưu ý để tránh bong tróc tường

• Sử dụng sơn và bột trét chất lượng.

• Giám sát thi công chặt chẽ.

• Tránh các tác động mạnh bằng các vật nhọn và cứng vào tường trong quá trình sử dụng.

• Thi công chống thấm ngay từ đầu.

• Xử lý nhanh các sự cố về rò rỉ nước.

Tường bị bong tróc có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, việc xử lý nhanh sẽ giúp hạn chế tối đa tác hại đối với bề mặt tường đồng thời cũng tiết kiềm thời gian và chi phí sửa chữa.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN